Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay có hiệu lực pháp lý không?
Việc mua bán đất hiện nay là một trong những giao dịch được thực hiện rất thường xuyên, bên cạnh đó các vấn đề tranh chấp liên quan đến mua bán đất cũng xuất hiện ngày một nhiều hơn. Vậy với trường hợp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay do 2 bên giao dịch đã thống nhất có hiệu lực pháp lý không? Để trả lời được thắc mắc của các bạn đọc, mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Quy định về hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất giữa các bên
Để hợp đồng đặt cọc đặt cọc mua bán nhà đất có giá trị và tính pháp lý cao thì hợp đồng đặt cọc giữa các bên giao dịch cần phải có đầy đủ những nội dung chính sau đây.
– Thông tin tin các nhận bắt bược có giữa bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc.
– Đối tượng hợp đồng: Ở đây đối tượng hợp đồng chính là tài sản đặt cọc, thường sẽ là số tiền cụ thể được viết bằng số và viết lại bằng chữ. Nội dụng cần phải nêu rõ số tiền này là số tiền đặt cọc nhằm mục đích để bên bán chuyển nhượng toàn bộ thửa đất số…., tờ bản đồ số,… và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ….. Ngoài ra trong hợp đồng 2 bên cần liệt kê các thông tin thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thửa đất.
– Hợp đồng phải ghi rõ ràng giá chuyển nhượng. Kèm theo phương thức đặt cọc & thanh toán tịa thời điểm đó như thế nào.
– Các điều khoản về thỏa thuận trách nhiệm tiến hành thủ tục công chứng chuyển nhượng và đăng ký sang tên chủ mới.
– Thời hạn đặt cọc là ngày tháng năm nào và Nghĩa vụ nộp thuế, phí và lệ phí do bên… thực hiện theo quy định của nhà nước…
– Cách thức xử lý tiền đặt cọc: Theo thỏa thuận của hai bên nếu một trong hai bên từ chối chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì…
– Nêu đầy đủ và rõ ràng phương thức hay hướng giải quyết tranh chấp và cam đoan của các bên giao dịch.
– Ký và ghi rõ tên các bên, kể cả bên thứ 3 là người làm chứng.
Khi mua ký hợp đồng mua nhà thì nên đặt bao nhiêu tiền?
Luật pháp không quy định khi đặt cọc thì cụ thể phải đặt cọc bao nhiêu tiền thì hợp đồng mới có giá trị hiệu lực, tuy nhiên theo các chuyên gia pháp lý phía bên mua chỉ nên đặt cọc với không quá 20% giá trị của căn nhà, mảnh đất để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Khi người mua đặt cọc tài sản giá trị càng nhiều càng phải cẩn trọng hơn vì có thể dễ gặp rủi ro. Bởi thực tế có không ít trường hợp người mua đã đặt tiền cọc tuy nhiên bên bán đưa ra nhiều lý do vô lý khiến người mua gặp khó khăn, thậm chí không thực hiện tiếp được thỏa thuận và mất tiền cọc.
Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay có hiệu lực pháp lý không?
Theo quy định của pháp luật thì hiện tại không có quy định rằng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay sẽ không có giá trị pháp lý và hợp đồng phải là văn bản đánh máy cả. Căn cứ quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, theo đó, Điều 328 quy định:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc có giá trị tương đương như kim khí quý, đá quý ( gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một khoảng thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện các điều khoản hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu phía bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện sai với hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ các trường hợp có thỏa thuận khác.”
Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể hình thức là điều kiện bắt buộc để Hợp đồng đặt cọc có hiệu lực, hay có thể hiểu là Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất giữa các bên mua bán không bắt buộc là dạng văn bản đánh máy hay viết tay. Chính vì thế sau khi cùng nhau thảo thuận và đồng ý với những nhiều kiện các bên đưa ra thì 2 bên vẫn có thể thực hiện ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay và hợp đồng này có hiệu lực với các bên. Tuy nhiên, để một bản hợp đồng có hiệu lực thì cần đảm bảo những quy định về hình thức và nội dung theo quy định của pháp luật. Đối với những loại hợp đồng cần công chứng chứng thực thì cần phải thực hiện thủ tục công chứng chứng thực theo quy định trong đó có hợp đồng mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Trên đây là toàn bộ nội dung cũng như các quy định của pháp luật liên quan có thể trả lời cho câu hỏi thắc mắc của các bạn đọc là hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay thì có hiệu lực pháp không? Hi vọng thông tin mà gianhadat.top chia sẻ hữu ích với bạn đọc.