Cancel Preloader

Đơn xin sửa chữa nhà: Khi nào cần viết? Nộp ở đâu?

 Đơn xin sửa chữa nhà: Khi nào cần viết? Nộp ở đâu?

Bạn đang muốn sửa sang lại căn nhà của mình nhưng không biết có phải xin phép chính quyền không? Viết đơn xin sửa chữa nhà thế nào, nộp ở đâu? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chính xác và chi tiết nhất.

Hai trường hợp phải xin giấy phép sửa chữa nhà

Dù gia đình bạn đang sinh sống ở khu vực thành thị, ngoại ô hay nông thôn;  sở hữu nhà mặt đất hoặc chung cư cao tầng thì đều phải nắm vững những quy định của pháp luật về cải tạo nhà ở.

Luật Xây dựng năm 2014 và Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định rõ, các trường hợp cần xin phép cơ quan có thẩm quyền trước khi tu sửa nhà ở. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp 1: Sửa chữa nhà làm thay đổi kết cấu chịu lực

Việc cải tạo nhà có gây ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của nhà, trong đó liên quan đến hệ thống khung sườn như: móng nhà, cầu thang, cột nhà, đổ sàn, nâng tầng, ô văng…

  • Trường hợp 2: Sửa chữa nhà ở không làm thay đổi kết cấu chịu lực

Quá trình cải tạo liên quan đến xây ngăn phòng, nâng nền, ốp gạch, lăn sơn, cải tạo hệ thống điện – nước, thay mái, lắp vách nhôm kính, lắp máy nước nóng năng lượng mặt trời…

Hồ sơ xin sửa chữa nhà bao gồm những giấy tờ gì?

Sau khi xác định nhà của mình cần xin giấy phép sửa chữa, bạn cần chuẩn bị đúng và đầy đủ các giấy tờ cần thiết và nộp tại cơ quan có thẩm quyền.

Mẫu đơn xin sửa chữa nhà
Mẫu đơn xin sửa chữa nhà

Hồ sơ xin cấp giấy phép sửa chữa nhà cụ thể như sau:

  • Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở;
  • Đơn xin sửa chữa nhà;
  • Báo cáo kiểm định chất lượng công trình nhà ở;
  • Lệ phí trước bạ;
  • Bản cam kết quá trình cải tạo không ảnh hưởng đến các hộ xung quanh.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ này, bạn nộp hồ sơ xin cấp phép sửa chữa tại UBND cấp quận/huyện.

Hướng dẫn chi tiết viết đơn xin sửa chữa nhà

Bạn nên tự viết đơn xin phép sửa chữa nhà với các ý chính như gợi ý dưới đây:

Ghi rõ ràng nơi nhận và thụ lý đơn

Bạn phải ghi rõ, chính xác cơ quan tiếp nhận và thụ lý đơn xin phép.

  • Kính gửi: UBND huyện, quận, thị xã (nơi có nhà cần sửa chữa, cải tạo)

Thông tin về chủ hộ

Phần này cung cấp các thông tin cơ bản của chủ hộ, do đó bạn cần viết đầy đủ các ý như:

  • Tên chủ hộ.
  • Địa chỉ liên hệ.
  • Số điện thoại.

Thông tin chính xác về công trình nhà ở cần sửa chữa

Phần này bạn cần ghi chính xác các số liệu.

  • Địa điểm nhà ở (ghi rõ số nhà, tổ dân phố/thôn/xóm, đường, xã/phường, huyện/quận).
  • Lô đất số: (lấy theo thông tin tại Sổ đỏ).
  • Diện tích: (ghi theo giấy phép xây dựng hoặc kết quả đo thực tế)
Nhiều trường hợp người dân cần xin giấy phép sửa chữa nhà trước khi cải tạo nhà ở.
Nhiều trường hợp người dân cần xin giấy phép sửa chữa nhà trước khi cải tạo nhà ở.

Chi tiết nội dung cải tạo nhà 

Các thông tin cần có trong phần này như sau:

  • Loại công trình: Nhà ở.
  • Diện tích xây dựng tầng 1 (ghi theo giấy phép xây dựng hoặc kết quả đo thực tế).
  • Tổng diện tích sàn (ghi tổng diện tích các sàn và diện tích từng sàn đang sử dụng).
  • Chiều cao công trình (ghi rõ chiều cao các tầng đang sử dụng).
  • Số tầng (ghi số lượng tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tầng tum).
  • Thời gian hoàn thành sửa chữa (ghi rõ thời gian hoàn thành công việc cải tạo nhà ở)

Không được thiếu nội dung cam kết

Bạn cần đưa ra cam kết các giấy tờ, thông tin, số liệu viết trong đơn đều là sự thật. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo quá trình cải tạo nhà ở sẽ tuân thủ đúng các quy định về an toàn lao động cũng như các yếu tố kỹ thuật khác.

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các thông tin liên quan đến đơn xin sửa chữa nhà đối với các trường hợp cần cơ quan có thẩm quyền cấp phép cải tạo. Nắm vững các kiến thức pháp luật này sẽ giúp quá trình sửa sang nhà cửa của bạn diễn ra thuận lợi hơn.

Truy cập ngay website gianhadat.top hằng ngày để cập nhật thêm các thông tin quan trọng về mua bán nhà đất, công trình…, bạn nhé!

Related post