Cancel Preloader

Quy trình thế chấp quyền sử dụng đất

 Quy trình thế chấp quyền sử dụng đất

Kể từ khi ban hành Luật đất đai từ năm 1993, thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những quyền cơ bản của con người, sau đó luật pháp bắt đầu có những thay đổi, chỉnh sửa cho phù hợp quy định rõ ràng tại Bộ luật dân sự để người dân hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ khi sử dụng đất, kích thích việc thúc đẩy, phát triển sản xuất. 

Thế chấp quyền sử dụng đất là gì?

Đây là hình thức vay thế chấp ngân hàng dựa trên hợp đồng thế chấp được thoả thuận giữa hai bên, trong hợp đồng quy định rất rõ quyền và nghĩa vụ của bên cho vay và bên vay. 

Bên cạnh việc giữ toàn bộ giấy tờ sử dụng đất của bên vay, kèm theo điều khoản, cách tính lãi suất, bên thế chấp vẫn được sử dụng đất trong thời gian cầm cố tài sản.

Điều kiện để có thể thế chấp

Điều kiện để có thể thế chấp quyền sử dụng đất

Tại điều 728 Bộ luật dân sự quy định rõ ràng về điều kiện có thể vay thế chấp tài sản, theo đó:

Hộ gia đình, cá nhân phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được nhà nước cấp theo quy định của pháp luật.

Mảnh đất thế chấp không bị tranh chấp.

Mảnh đất không nằm trong diện giải tỏa, quy hoạch của nhà nước.

Đảm bảo thực hiện việc đóng thuế đầy đủ (có giấy tờ chứng minh).

Bên cạnh những điều kiện cơ bản trên, người có mong muốn thế chấp đấtcần phải chú ý một số điều sau: 

  • Đối với đất thuê được trả tiền hàng năm, người có mong muốn thế chấp chỉ được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền trên mảnh đất đó (quy định tại Điểm Đ, khoản 2, điều 179 Luật đất đai năm 2013).
  • Trong trường hợp đang chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp, người có mong muốn vay vốn có tài sản khi có quyết định của Nhà nước về việc giao đất, cho thuê đất.
  • Trong trường hợp nhận bất động sản từ thừa kế, người kế thừa buộc phải có giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, khi đó mới được vay thế.

Trường hợp nào không được thế chấp?

Điều kiện để có thể thế chấp quyền sử dụng đất

Bên cạnh những trường hợp đủ điều kiện, người dùng cũng cần chú ý một số trường hợp không được thế chấp theo quy định của pháp luật hiện hành:

  • Thông tin về quyền sử dụng đất gắn liền với hợp đồng đề nghị cho vay thế chấp không trùng khớp với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do đơn vị chứng nhận cung cấp.
  • Một số thông tin cá nhân như: tên, tuổi địa chỉ; số chứng minh nhân dân/căn cước công dân; số của giấy tờ xác định tư cách pháp lý khác trong đơn yêu cầu đăng ký/ hợp đồng đề nghị thế chấp tài sản không trùng khớp với Giấy chứng nhận đã cấp.
  • Quyền sử dụng đất hiện tại không thuộc một trong các trường hợp được vay thế chấp theo quy định trong Luật đất đai

Thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất theo luật định

Bước 1: Đơn vị cho vay thế chấp bắt buộc phải kiểm tra tính pháp lý của tài sản theo quy định của Luật đất đai năm 2013 bao gồm: kiểm tra giấy tờ chứng minh, xác minh với chính quyền địa phương, xác thực việc có xảy ra tranh chấp…

Bước 2: Kiểm tra thực địa, tiến hành đa đạc, định giá

Bước 3: Nhận hồ sơ thế chấp.

Bước 4: Lập và ký hợp đồng giữa hai bên.

Bước 5: Tiến hành đăng ký vay thế chấp.

Trên đây là những thông tin hữu hiệu về điều kiện, thủ tục để có thể thế chấp quyền sử dụng đất, hy vọng những thông tin qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức vay thế chấp.

Để có thêm những thông tin thiết thực nhất, cập những những thông tin hữu ích, các bạn có thẻ truy cập vào website: gianhadat.top

Related post