Cancel Preloader

Thuế nhà thầu là gì? Trường hợp nào được miễn đóng?

 Thuế nhà thầu là gì? Trường hợp nào được miễn đóng?

Thuế nhà thầu là cụm từ thường xuyên xuất hiện trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và kế toán nói riêng. Vậy thuế nhà thầu là gì? Ai phải đóng và trường hợp nào được miễn? Nếu bạn đang tìm hiểu về khái niệm thì đừng vội bỏ qua bài viết này nhé.

Doanh nghiệp nước ngoài khi kinh doanh tại Việt Nam cần nắm rõ các quy định về thuế nhà thầu.
Doanh nghiệp nước ngoài khi kinh doanh tại Việt Nam cần nắm rõ các quy định về thuế nhà thầu.

Thuế nhà thầu là gì? Có bao nhiêu loại thuế nhà thầu?

Thuế nhà thầu (Tiếng Anh là “Foreign Contractor Tax”, viết tắt là FCT) là loại thuế được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh có phát sinh thu nhập tại Việt Nam.

Như vậy, luật pháp Việt Nam quy định có bao nhiêu loại thuế nhà thầu?

Theo quy định, thuế nhà thầu bao gồm 3 loại là: Giá trị gia tăng (GTGT), Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Thu nhập cá nhân (TNCN).

Cách tính các loại thuế được áp dụng như sau:

  • Thuế GTGT: phương pháp tính thuế đối với doanh nghiệp hiện nay được áp dụng tính theo thuế nhà thầu.
  • Thuế TNDN: phương pháp tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế nhà thầu.
  • Thuế TNCN: phương pháp tính thuế theo quy định của pháp luật về thuế TNCN.

Trong đó, mỗi đối tượng lại đóng các loại thuế khác nhau. Cụ thể như dưới đây:

  • Trường hợp nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài là một tổ chức kinh doanh: đóng Thuế TNDN, Thuế GTGT.
  • Trường hợp nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài là cá nhân kinh doanh: đóng Thuế GTGT, Thuế TNCN.

Đối tượng nào buộc phải đóng thuế nhà thầu?

Các đối tượng chịu ảnh hưởng của thuế nhà thầu được quy định rõ ràng tại Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 06/8/2014 của Bộ Tài chính. Theo đó, các trường hợp bắt buộc phải đóng thuế bao gồm:

  • Cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài tổ chức kinh doanh hoặc phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, cam kết.
  • Cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài cung cấp và phân phối hàng hóa tại Việt Nam áp dụng theo điều kiện giao hàng tại các điều khoản thương mại quốc tế, trong đó bên bán chịu mọi rủi ro về hàng hóa khi vào đến lãnh thổ Việt Nam.
  • Cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và có phát sinh thu nhập tại Việt Nam.
  • Cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài thông qua Việt Nam để đàm phán, ký kết hợp đồng đứng tên nước ngoài cũng phải chịu đóng thuế nhà thầu.

Trường hợp được miễn thuế nhà thầu?

Sau khi hiểu “thuế nhà thầu là gì?”, các đối tượng bắt buộc phải đóng, bạn nên biết về những trường hợp được miễn thuế để không bị mất quyền lợi.
Sau khi hiểu “thuế nhà thầu là gì?”, các đối tượng bắt buộc phải đóng, bạn nên biết về những trường hợp được miễn thuế để không bị mất quyền lợi.

Các trường hợp miễn thuế nhà thầu cũng được quy định rất rõ ràng, cụ thể trong Thông tư 103/2014/TT-BTC, cụ thể như sau:

Cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Dầu khí, Luật các Tổ chức tín dụng được miễn thuế nhà thầu. Thay vào đó, các trường hợp này sẽ áp dụng quy định tại Luật Thuế GTGT (năm 2008), Luật Thuế TNDN (năm 2008) và Luật Thuế TNCN (năm 2007).

Cá nhân, tổ chức nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo các hình thức giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài hoặc cửa khẩu Việt Nam.

Trong đó, người bán chịu mọi chi phí, trách nhiệm, rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến điểm giao hàng. Phía người mua chịu chi phí, trách nhiệm rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng kể từ điểm giao hàng.

Trên đây là những giải đáp cụ thể về thuế nhà thầu là gì, ai buộc phải đóng và ai được miễn. Bạn có thể tìm hiểu thêm các chính sách và vấn đề xoay quanh các loại thuế, phí… liên quan đến kinh doanh, bất động sản bằng cách truy cập gianhadat.top nhé!

Related post